05/09/2024

Thực hiện Công điện số 30/CĐ-BGTVT ngày 03/9/2024 của Bộ Giao thông vận tải về việc tập trung ứng phó với bão số 3 (bão YAGI) trên biển Đông, để sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn trong những ngày tới, ngày 04/9/2024, Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) đã ban hành Công điện số 4109/CĐ-CHHVN yêu cầu các đơn vị sẵn sàng ứng phó với bão.

Theo đó, Cục HHVN yêu cầu các Cảng vụ hàng hải sẵn sàng triển khai phương án, kế hoạch PCTT&TKCN đã xây dựng; thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của cơn bão số 3 trên biển Đông để hướng dẫn cho tàu thuyền tránh đi vào khu vực nguy hiểm; trong trường hợp tàu thuyền rời cảng, khuyến cáo cho tàu thuyền không đi vào vùng nguy hiểm của thiên tai, đặc biệt lưu ý đối với các tàu biển mang cấp hạn chế 3 và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn HHVN chỉ đạo các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn HHVN khu vực duy trì lực lượng và phương tiện để sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu. Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải bố trí người trực 24/24h theo dõi diễn biến của bão trên biển Đông; tiếp tục nhận thông tin của các đơn vị gửi về và thường xuyên báo cáo Cục HHVN. Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử HHVN chỉ đạo các Đài Thông tin duyên hải phát cảnh báo bão số 3 trên biển Đông cho các phương tiện hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động tránh trú an toàn.

Dự báo vị trí và đường đi của Bão số 3 (YAGI)

Cục HHVN đã thành lập 03 Đoàn công tác trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó và chỉ đạo chống bão tại các khu vực cảng biển, do Cục trưởng Lê Đỗ Mười, Phó Cục trưởng Nguyễn Hoàng và Phó Cục trưởng Nguyễn Đình Việt trực tiếp chỉ đạo tại các khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão YAGI.

Sáng ngày 05/9/2024, Cục trưởng Cục HHVN Lê Đỗ Mười đã kiểm tra thực tế và trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó cơn bão số 3 tại các cảng biển tại khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Cục trưởng yêu cầu các Cảng vụ hàng hải khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ chính như sau:

- Tổ chức thường trực 24/24h, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN của đơn vị mình, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án PCTT & TKCN đã xây dựng;

- Tổ chức kiểm tra trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho bãi, nhà xưởng và các công trình trong khu vực quản lý;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chỉ đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải trong công tác phòng, chống thiên tai tại vùng nước cảng biển do Cảng vụ hàng hải quản lý;

- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án huy động tàu thuyền trong khu vực tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra;

- Kịp thời điều động tàu, thuyền đến khu neo đậu tránh, trú bão.

Sau khi kiểm tra trực tiếp tại các cảng: Cẩm Phả, Cái Lân; Lạch Huyện, Nam Đình Vũ, Nhà máy đóng tàu 189…, Cục trưởng yêu cầu các doanh nghiệp cảng, chủ tàu khẩn trương thực hiện các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch đã trình cho các Cảng vụ hàng hải, trong đó lưu ý:

- Sẵn sàng triển khai phương án điều động tàu thuyền đang hoạt động trong cảng đi tránh bão hoặc ra khu neo đậu tránh, trú bão;

- Có phương án bảo đảm hệ thống cần cẩu trên cầu tàu; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm chống tác động xấu của thiên tai đối với kết cấu hạ tầng hàng hải;

- Lên phương án bảo vệ an toàn, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị;

- Phải có phương án phòng chống cháy, nổ đối với kho chứa hàng hóa dễ cháy, nổ;

- Thường xuyên kiểm tra, duy trì hệ thống thoát nước trong cảng bảo đảm thông thoát, tránh úng ngập;

- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai cụ thể trong trường hợp tàu thuyền neo đậu tại cầu cảng để phòng chống thiên tai;

- Đặc biệt với các nhà máy đóng tàu, Cục trưởng Lê Đỗ Mười yêu cầu có các phương án khẩn trương di dời các phương tiện đóng mới, sửa chữa đang neo đậu tại khu vực nhà máy đến các vị trí neo đậu an toàn, phương án bảo đảm an toàn cho các phương tiện đang trên đà;

- Yêu cầu các Cảng vụ hàng hải thực hiện công tác trực 24/24h để cùng với các doanh nghiệp, chủ tàu chủ động triển khai kế hoạch, phương án ứng phó với cơn bão số 3, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Tính đến 05h00' ngày 05/9/2024, tại khu vực cảng biển Quảng Ninh và Hải Phòng đang quản lý 234 tàu thuyền, trong đó có 173 tàu biển và 61 phương tiện thủy nội địa, các Cảng vụ hàng hải đang tích cực làm việc với các doanh nghiệp, chủ tàu để thực hiện phương án di dời tàu thuyền tới nơi an toàn.

Cục trưởng Cục HHVN Lê Đỗ Mười trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó cơn bão số 3 tại các cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng

Tại cảng biển khu vực Nam Định

Cảng biển khu vực Thanh Hóa

Chiều cùng ngày, Đoàn công tác tiếp tục kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 3 tại khu vực cảng biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa

 

"Có 447 tàu thuyền đang trong khu vực quản lý của các Cảng vụ hàng hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, trong đó có 270 tàu biển và 177 phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB (PTTNĐ). Chi tiết như sau:

a) Khu vực Quảng Ninh có 73 tàu thuyền, trong đó có 51 tàu biển và 22 PTTNĐ;

b) Khu vực Hải Phòng có 161 tàu thuyền, trong đó có 122 tàu biển và 39 PTTNĐ;

c) Khu vực Thái Bình, Nam Định có 37 tàu thuyền, trong đó có 16 tàu biển và 21 PTTNĐ;

d) Khu vực Thanh Hóa có 91 tàu thuyền, trong đó có 41 tàu biển và 50 PTTNĐ;

đ) Khu vực Nghệ An có 23 tàu thuyền, trong đó có 10 tàu biển và 13 PTTNĐ;

e) Khu vực Hà Tĩnh có 62 tàu thuyền, trong đó có 30 tàu biển và 32 PTTNĐ;"

Nguồn: T.H

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24901042
    • Online: 84