09/06/2013

MINH HỒNG Đây là lần thứ ba tôi đến Huế, nhưng không phải để chiêm ngưỡng “vẻ đẹp dịu dàng pha lẫn trầm tư” của cố đô nơi đây, mà là chuyến công tác đến Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên-Huế theo như kế hoạch. Mới đầu hạ mà cái nóng ở Huế đã oi nồng, khó chịu. Từ sáng sớm, ông mặt trời đã nhanh tay rải nắng chói chang xuống vùng đất có “vẻ đẹp chẳng nơi nào có được” như thêm thử thách sức chịu đựng của những con người nơi đây. Ngay khi gặp tôi, Giám đốc Nguyễn Ân Định đã phản ánh tình trạng đăng đáy xâm lấn luồng tàu vào cảng Chân Mây ngày càng diễn biến phức tạp, khiến cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên-Huế. “Cũng do nhận thức của phần lớn cư dân chưa cao, sống phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh bắt hải sản nên mặc dù Cảng vụ đã phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tuyên truyền sâu rộng về tác hại của việc giăng đăng đáy bừa bãi trên luồng tàu biển qua lại, tổ chức giải tỏa đáy rớ lấn chiếm luồng hàng hải Chân Mây nhưng tình hình hầu như chưa được cải thiện nhiều, thậm chí mức độ phức tạp ngày càng tăng” – Ông Định khá căng thẳng khi nhìn nhận chung về tình hình tuyến luồng vào cảng Chân Mây thuộc khu vực Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên-Huế phụ trách. Đăng đáy giăng trên luồng vào cảng Thuận An

Khi được hỏi về lượng tàu ra vào khu vực thời gian qua, ông Định cho biết, đã có 194 lượt tàu biển được Cảng vụ làm thủ tục ngay trong quý I/2013, với gần 950.000 DWT, trong đó có 52 lượt tàu nước ngoài (xấp xỉ 717.000 DWT). Lượng hàng hóa thông qua các cảng là 261.000 tấn, chủ yếu là hàng khô, cùng với 24.878 lượt hành khách du lịch quốc tế bằng tàu biển. Quy trình cũng như công tác đăng ký và cấp Sổ thuyền viên được Cảng vụ công khai, hướng dẫn cụ thể và thực hiện đúng quy trình quy định của Bộ GTVT. Cảng vụ đã tổ chức thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý, khai báo trên mạng, tạo thuận lợi cho người làm thủ tục. Quá trình làm thủ tục được thực hiện theo nguyên tắc “một cửa” đã đem lại sự thông thoáng, đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả cho hoạt động của tàu thuyền, chủ tàu, đại lý và đúng quy định của pháp luật. Riêng năm 2012, Cảng vụ đã cấp phép cho 844 lượt tàu đến và rời cảng, với lượng hàng thông qua 1.457.820 tấn (tàu hàng có trọng tải lớn nhất cập cảng là 45.672 DWT; tàu khách có dung tích lớn nhất cập cảng Chân Mây là 90.963 GT). Giám đốc Nguyễn Ân Định khẳng định: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật hàng hải nói riêng được Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên-Huế xác định là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Thời gian qua, đơn vị đã thường xuyên tổ chức triển khai sâu rộng, lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật vào việc thực thi nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, qua đó góp phần nâng cao ý thức của các doanh nghiệp, người dân trong việc chấp hành pháp luật hàng hải, giúp đơn vị triển khai công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành tại các cảng biển và vùng nước quản lý được thuận lợi, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật. Cũng trong năm 2012, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên-Huế đã tiến hành kiểm tra 04 doanh nghiệp cảng về việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn-an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác cảng biển. Qua đó, phát hiện và kịp thời khuyến nghị các doanh nghiệp cảng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác cảng biển. “Năm ngoái, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra 47 tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa, 27 tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế, 07 tàu biển nước ngoài về việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn-an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Từ đó, phát hiện và yêu cầu thuyền trưởng, chủ tàu khắc phục hàng trăm khiếm khuyết; xử lý 06 trường hợp vi phạm hành chính với số tiền phạt 46.550.000 đồng. Chúng tôi hy vọng, qua các kỳ kiểm tra này sẽ hạn chế được các tai nạn, sự cố hàng hải xảy ra, đồng thời giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ PSC ở nước ngoài” – Giám đốc Nguyễn Ân Định cho biết thêm. Kiểm tra an toàn tàu hàng trước khi xuất bến
Thời gian tới, còn nhiều khó khăn phía trước thử thách các cán bộ, công chức, viên chức Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên-Huế. Nhưng tôi hy vọng đơn vị sẽ vượt qua, cho dù đó là con đường nhiều chông gai. Chia tay Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên-Huế để tiếp tục hành trình đến Bình Thuận, nhưng giọng nói “âm trầm sâu lắng lạ” của những con người nơi đây đã níu chân tôi không muốn rời xa Huế!(Nguồn: Tạp chí Hàng hải VN Số 6/2013)

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24918102
    • Online: 113