27/04/2011

Ngày 27/4, tại Cục Hàng hải Việt Nam ông Nguyễn Việt Anh, Trưởng văn phòng Ban thư ký IMO đã có buổi trình bày báo cáo kết quả tham dự Phiên họp thường kỳ lần thứ 7 của SEA RWC (Dự án của Ủy ban Phúc lợi Đông Nam Á), tổ chức tại Sihanoukville, Campuchia, từ ngày 04 đến 08/4/2011. SEA RWC là Dự án do Ủy ban Phúc lợi Thuyền viên quốc tế (ICSW) đề xướng, tiến hành, trong giai đoạn 2008-2011. Phiên họp thường kỳ lần này có 8 nước tham dự, đó là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Taiwan, Thailand, Campuchia và Việt Nam. Đối tác chính của Dự án là các công đoàn trong lĩnh vực hàng hải (bảo vệ quyền lợi thuyền viên hoặc công nhân cảng) và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Mục đích của SEA RWC là nhằm tạo diễn đàn về việc lập kế hoạch phúc lợi cho người lao động ở các cấp quản lý; tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ hàng hải; làm diễn đàn tương tác với các ngành nghề khác; điều phối, quản trị và đề xuất sáng kiến cho các dự án thích hợp; thúc đẩy tham gia và chấp hành Công ước Quốc tế về Lao động Hàng hải, 2006 (MLC 2006) và đại diện cho các thành viên về mặt phúc lợi trong các diễn đàn khác và trong thông tin đại chúng. Dự án cũng nhằm hỗ trợ các thành viên thiết lập nên Ủy ban quốc gia Phúc lợi Thuyền viên (NSWB - National Seafarers Welfare Board) tại các thành viên SEA RWC và sau đó khuyến khích thành lập các Trung tâm Phúc lợi của cảng (PWC - Port Welfares Centres). Phiên họp thường kỳ lần thứ 7 của SEA RWC tập trung thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của SEA RWC, mà thiết thực nhất là xây dựng được Ủy ban quốc gia vì Phúc lợi thuyền viên ở một số nước còn lại là Thailand, Campuchia và Việt Nam; thảo luận về MLC 2006 sắp có hiệu lực, lưu ý các quốc gia phải quan tâm thích đáng để có lộ trình thực hiện tốt Công ước. Tham dự Phiên họp thường kỳ lần thứ 7 của SEA RWC, ông Nguyễn Việt Anh đã đi sâu giới thiệu về hệ thống cảng biển Việt Nam, đội thương thuyền và thuyền viên Việt Nam cùng những nhu cầu thiết lập và nâng cao phúc lợi cho thuyền viên Việt Nam và thuyền viên nước ngoài đến cảng Việt Nam. Chủ tịch Phiên họp SEA RWC 7 đánh giá cao sự có mặt của đại diện Cục HHVN tại Hội nghị và mong muốn hợp tác và phối hợp với Cục HHVN lâu dài, vì mục đích cải thiện và nâng cao phúc lợi thuyền viên Việt Nam và nước ngoài, nhằm tuân thủ các yêu cầu của Công ước MLC 2006. Ngoài ra, Chủ tịch Phiên họp SEA RWC 7 cũng đề nghị Cục HHVN, giới thiệu cho SEA RWC một tổ chức thích hợp, tham gia vào các hoạt động của SEA RWC. Hội nghị thảo luận đến các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của SEA RWC, mà thiết thực nhất là xây dựng được Ủy ban Quốc gia vì Phúc lợi Thuyền viên ở một số nước còn lại là Thailand, Cambodia và Việt Nam; SEA RWC cũng sôi nổi thảo luận về MLC 2006 sắp hiệu lực, đôn đốc các quốc gia cần quan tâm thích đáng để có sự chuẩn bị tốt cho việc thực thi Công ước. Theo Ông Nguyễn Việt Anh: SEA RWC là một dự án của ICSW. Mục tiêu, ý tưởng của dự án này là tốt đẹp, nhân đạo, và phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng lao động hàng hải, hỗ trợ tích cực cho quá trình thực thi Công ước Lao động Hàng hải 2006. Việt Nam nên hội nhập và tham gia vào các hoạt động SEA RWC.
Ông Nguyễn Việt Anh, Trưởng văn phòng Ban thư ký IMO trình bày bản báo cáo tham dự Phiên họp

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24942120
    • Online: 100