25/04/2013

HỒNG MINHBình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy bộ máy mới đi vào vận hành từ 19/10/2009, nhưng Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận – đơn vị được giao quản lý vùng nước cảng biển Bình Thuận – đã đóng góp vào thành công chung trong việc bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển tại khu vực. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận Nguyễn Anh Hữu đã chia sẻ với chúng tôi về những ngày đầu gian khó của đơn vị. Hẳn Ông còn nhớ những kỷ niệm về ngày đầu đơn vị đi vào hoạt động? Không chỉ riêng tôi, mà chắc hẳn với bất cứ giám đốc Cảng vụ hàng hải nào, thì những ngày đầu đơn vị vận hành và đi vào hoạt động là những ngày khó khăn nhất. Khó khăn về cơ sở vật chất, về nguồn nhân lực và về những công việc lần đầu tiên tiếp cận… Nhớ lại hồi đó, trụ sở chính, đại diện và trạm thường trực của đơn vị phải đi thuê hoặc mượn văn phòng làm việc của đơn vị bạn; phương tiện đi lại và ca-nô công vụ đều phải đi thuê nên khó chủ động trong công tác. Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo (Phan Thiết-Phú Quý), trong đó đầu bến Phú Quý nằm ở đảo xa đất liền, điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, nên không thể thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc. Dịch vụ đại lý hàng hải phát triển thêm nhiều đầu mối, nhưng còn khá nhiều đại lý chưa nắm bắt đầy đủ các quy định quản lý chuyên ngành, khiến đơn vị phát sinh thêm khối lượng công tác nghiệp vụ. Bên cạnh đó, phần lớn phương tiện thủy hoạt động chuyên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo (Phan Thiết-Phú Quý) có tính năng kỹ thuật chưa phù hợp với điều kiện thời tiết sóng gió của khu vực nên đã gây cho đơn vị nhiều khó khăn khi xem xét, quyết định cho tàu rời cảng. Đó là chưa kể đến yếu tố khách quan, khủng hoảng kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng hàng hóa và lượt tàu thông qua các cảng trong khu vực tỉnh Bình Thuận giảm một cách đáng kể. Cán bộ công chức của Cảng vụ chưa quen với tác phong làm việc chuyên nghiệp và khẩn trương… Có thể nói là bộn bề khó khăn. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Cục Hàng hải Việt Nam và UBND tỉnh Bình Thuận, sự nhất trí đồng lòng của cả tập thể, chúng tôi khẩn trương ổn định tổ chức để có thể nhanh chóng bắt tay ngay vào việc. Giờ thì những bỡ ngỡ của buổi đầu đã nhường chỗ cho sự chuyên nghiệp và tận tâm, hết lòng vì công việc chung của đội ngũ cán bộ, công chức Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận. Cá nhân tôi rất vui vì điều này. Trong hơn 3 năm qua, Cảng vụ đã triển khai được những công việc gì, thưa Ông? Có thể nói, đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng trên hết Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận đã xây dựng được một tập thể đoàn kết thống nhất – nhân tố tạo nên mọi thành công của đơn vị. Về công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành, đơn vị duy trì đều đặn và triển khai tốt các nội dung công việc trên tất cả các mặt: Quản lý chuyên ngành hàng hải (Công tác pháp chế hàng hải, công tác an toàn và thanh tra hàng hải, công tác PCLB và phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải), công tác thu nộp phí, lệ phí hàng hải và quản lý tài chính cùng với công tác tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động của Cảng vụ. Cụ thể, Cảng vụ đã tích cực tuyên truyền Bộ luật HHVN, các nghị định, thông tư… của Chính phủ, Bộ GTVT đến các đối tượng liên quan. Chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải để đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những quy định không phù hợp. Tổ chức tốt công tác trực ban, tăng cường kiểm tra thường xuyên sự chấp hành về mọi mặt của các phương tiện ra vào vùng nước cảng. Đôn đốc các đại lý hàng hải nghiêm túc thực hiện việc khai báo thủ tục tàu biển trên cổng thông tin khai báo thủ tục tàu biển của Cục Hàng hải Việt Nam… Cảng vụ HH Bình Thuận đã thực hiện tốt vai trò chủ trì, điều hành sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng; triển khai giải quyết thủ tục cho tàu thuyền vào rời cảng theo mô hình một cửa kịp thời, đúng quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo thời gian làm thủ tục nhanh gọn. Trong năm 2012, Cảng vụ đã làm thủ tục cho 705 lượt tàu biển ra vào cảng với hơn 8 triệu GRT và 3,94 triệu tấn hàng hóa, trong đó lượng tàu nước ngoài chiếm 24%; đã kiểm tra 9 lượt tàu biển. Riêng làm thủ tục cấp phép chuyển cảng cho tàu thuyền và hàng hóa, hành khách tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Phan Thiết - Phú Quý, đơn vị thực hiện 1.050 lượt với hơn 53 nghìn tấn hàng hóa và trên 88 nghìn lượt hành khách. Trong công tác an toàn và thanh tra hàng hải, Cảng vụ đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các tàu hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Phan Thiết - Phú Quý, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về an toàn hàng hải đối với các chủ tàu, thuyền viên và đưa hoạt động hàng hải trên tuyến đi vào nền nếp, phù hợp quy định pháp luật. Tổ chức kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn kỹ thuật của cầu cảng, luồng hàng hải và hướng dẫn các doanh nghiệp cảng triển khai thực hiện đánh giá kế hoạch an ninh cảng biển đối với các cảng thuộc diện áp dụng Bộ luật ISPS… Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận lựa chọn Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn Phát triển Cảng Việt Nam làm đơn vị tư vấn và thực hiện việc khảo sát, thiết lập. Đến nay, việc khảo sát và thiết lập nói trên đã được Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn Phát triển Cảng Việt Nam hoàn tất. Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số: 1127/QĐ-CHHVN về việc phê duyệt thiết kế khu neo đậu tàu tại vịnh Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận đang tiến hành hoàn thiện các bước thủ tục liên quan theo quy định của Nghị định 21/2012/NĐ-CP để sớm đưa khu neo đậu tàu tại vịnh Phan Thiết vào sử dụng trong năm 2013. Thực hiện nhiệm vụ PCLB và phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, đơn vị đã thành lập Ban chỉ huy PCLB&TKCN và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban; đảm bảo thường trực 24h/24h trong ngày phục vụ cho công tác phối hợp TKCN. Theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết để thông tin kịp thời đến các tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý. Chúng tôi đã phối hợp, xử lý thông tin PCLB&TKCN trên biển với Đài thông tin duyên hải Phan Thiết, Ban Chỉ huy PCLB địa phương, Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực III (Vungtau MRCC) và các cơ quan liên quan của tỉnh Bình Thuận. Năm 2012, Cảng vụ HH Bình Thuận đã thực hiện 92,16% kế hoạch thu phí cảng vụ, 97,70 % thu ủy thác phí BĐHH, đóng góp ngân sách nhà nước 2,44 tỷ đồng. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, Cảng vụ còn rất quan tâm đến các chế độ đối với người lao động. Chính quyền phối hợp với Công đoàn cơ quan chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhân các ngày lễ, tết; tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện… Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192km, có hải đảo và nằm gần đường hàng hải quốc tế, một số cảng biển tại khu vực đã và đang được xây dựng là tiền đề để phát triển ngành Hàng hải. Cảng vụ HH Bình Thuận trong phạm vi nhiệm vụ của mình cần phải làm gì để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, thưa Ông? Còn rất nhiều công việc Cảng vụ cần phải triển khai để đáp ứng nhu cầu hiện tại của công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng hải. Trước hết, phải khẳng định là công tác tổ chức giữ vị trí then chốt tại Cảng vụ: Con người tốt thì công việc mới tốt, nên chúng tôi rất chú trọng đến việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thời gian tới, căn cứ vào nhu cầu thực tế, đơn vị sẽ tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo để đáp ứng yêu cầu của vị trí công tác. Từng bước kiện toàn bộ máy và hệ thống tổ chức thực hiện công việc, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong công tác làm thủ tục cấp phép cho tàu thuyền cũng như một số công tác nghiệp vụ quản lý khác. Tăng cường phổ biến pháp luật chuyên ngành hàng hải, đặc biệt là các văn bản mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung đến các đối tượng có liên quan. Duy trì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của địa phương, tiếp tục tuyên truyền kiến thức pháp luật về hàng hải và kinh nghiệm phòng tránh tai nạn trên biển tới các đối tượng tham gia hoạt động tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Phan Thiết-Phú Quý. Đồng thời tổ chức quán triệt đến toàn thể CBVC trong cơ quan các văn bản pháp luật liên quan đến công tác tổ chức, điều hành hoạt động của đơn vị. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các phương tiện, tuyến luồng… nhằm đảm bảo an toàn hàng hải-an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển thuộc phạm vi đơn vị quản lý.MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN HÀNG HẢI VÀ KIỂM TRA TÀU KHÁCH TUYẾN PHAN THIẾT-PHÚ QUÝ


(Nguồn: Tạp chí Hàng hải VN Số 4/2013)

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :24918495
    • Online: 97